Tháng 1/2007, Eric Nakagawa, một nhà phát triển phần mềm tại Hawaii, đã đăng trên trang web của mình bức ảnh về một chú mèo mũm mĩm đang cười mà anh vô tình thấy trên mạng, với lời chú thích: "Tôi có thể có một chiếc xúc xích bơ không nhỉ?".
Đây dĩ nhiên chỉ là một trò đùa vui của Eric Nakagawa. Tiếp nguồn cảm hứng, anh đăng thêm một vài bức hình về những chú mèo dễ thương cùng những lời chú thích ngộ nghĩnh được viết bằng thứ ngôn ngữ tự tạo rất trẻ con và… ngớ ngẩn. Sau đó anh biến trang web của mình thành blog để bạn bè có thể ghé thăm và để lại lời bình cho những bài viết và bức ảnh ngộ nghĩnh của mình.
Và những gì xảy ra sau đó có lẽ thật khó mà hình dung với cả những người giàu trí tưởng tượng nhất.
Thương nhân "bất đắc dĩ"
Lượng người truy cập blog I Can Has Cheezburger do Nakagawa và bạn của anh có nickname Tofburger đồng sở hữu đã tăng gấp đôi mỗi tháng: Hồi tháng 3/2007 là 370.000 lượt ghé thăm, tháng 4 là 750.000, tháng 5 là 1,5 triệu. Hiện tại, mỗi ngày số lượt người đọc blog lại tăng thêm 500.000 với khoảng 100- 200 nghìn khách riêng lẻ.
Gói quảng cáo rẻ nhất trên blog của Nakagawa là 500 USD/tuần, và đắt nhất là gần 4.000 USD. Nakagawa, một thương nhân "bất đắc dĩ", nhận ra lĩnh vực kinh doanh thành đạt của mình. Và anh quyết định từ bỏ công việc lập trình vào cuối tháng 5/2007.
Câu chuyện của blog Cheezburger khác so với phần lớn các thành viên của blogosphere (cộng đồng weblog và website cá nhân) ở chỗ thời gian giữa việc ra mắt blog và đạt được mức người đọc khổng lồ là vô cùng ngắn ngủi. Nhưng nhiều blogger đình đám cũng đã có những khởi đầu tương tự với ý tưởng thật đơn giản như thế.
Dĩ nhiên, hầu hết các blog đều tồn tại một cách mờ nhạt, không tiếng tăm và được "một nhúm" người biết đến. Chẳng mấy blogger dám mơ đến "tầm" của Cheezburger. Vậy điều gì ở Cheezburger đã khiến nó vượt trội khỏi đám đông?
Sự hấp dẫn ban đầu của blog có thể là một sự may mắn, nhưng những bước phát triển về sau là một phần của những thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ để giúp trả lời câu hỏi đó. Nakagawa và người bạn của mình đã liên tục điều chỉnh blog để xem điều gì thu hút độc giả và điều gì khiến họ lạnh nhạt.
"Về cơ bản, chúng tôi đã tạo ra một sân chơi nơi mọi người có thể đến để chơi, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng mang lại những trò chơi mới," Nakagawa nói.
Tạo dựng cộng đồng
Nakagawa luôn cố gắng đăng bài mới vào những thời gian mà mọi người có thể rảnh rỗi nhất để đọc: vào buổi sáng, trong giờ ăn trưa, hoặc buổi tối. Ban đầu, khi Nakagawa thấy trang web đã có 1.000 lượt người đọc mỗi ngày, anh bổ sung thêm công cụ cho phép khách ghé thăm bình bầu mỗi bài viết của anh theo tỉ lệ từ 1 đến 5 chiếc xúc xích bơ. Nhờ đó mà con số 1.000 đã được nhân đôi.
Độc giả không chỉ bình bầu hoặc viết bình luận cho bài viết. Họ còn tự viết bài. Cheezburger lại cho phép độc giả gửi hình, viết những lời chú thích thú vị. Nakagawa đã tạo một công cụ để độc giả có thể lựa chọn một bức hình làm sẵn hoặc tải hình của họ, bổ sung và chọn vị trí cho lời chú thích, chọn kiểu chữ, và gửi một sản phẩm trọn vẹn. Bất kỳ ai ghé qua cũng đều có thể bình chọn các sản phẩm này, và sản phẩm được yêu thích nhất sẽ được chuyển lên trang chính. Chức năng này giúp Nakagawa không phải tìm những lời chú thích độc đáo, thú vị, và còn tạo được mối liên kết lâu dài với độc giả.
Loại tương tác đó đã giúp I Can Has Cheezburger trở thành một cộng đồng. Một bài viết của một người sẽ kích thích người khác viết tiếp, tạo thành một câu chuyện.
Trò đùa "bạc tỉ"
Ý tưởng tạo lập một cộng đồng xung quanh nội dung do người dùng cung cấp đã duy trì sự sống của một số blog hàng đầu, và hầu hết các chủ nhân blog này đều đề cao ý tưởng của cộng đồng hơn là nhằm kiếm tiền.
Đối với Heather Cocks và Jessica Morgan, những người đã đả kích mạnh mẽ kiểu thời trang của các ngôi sao trên blog của mình là Go Fug Yourself, việc họ cho đặt quảng cáo trên blog và giúp họ có thu nhập vẫn không làm thay đổi những gì họ đặt ra từ ngày đầu: Để vui đùa. "Ban đầu nó là một trò đùa đơn thuần và mãi về sau này, tôi vẫn nghĩ đó là một trò đùa" - Cocks nói
( Theo BusinessWeek)
Đây dĩ nhiên chỉ là một trò đùa vui của Eric Nakagawa. Tiếp nguồn cảm hứng, anh đăng thêm một vài bức hình về những chú mèo dễ thương cùng những lời chú thích ngộ nghĩnh được viết bằng thứ ngôn ngữ tự tạo rất trẻ con và… ngớ ngẩn. Sau đó anh biến trang web của mình thành blog để bạn bè có thể ghé thăm và để lại lời bình cho những bài viết và bức ảnh ngộ nghĩnh của mình.
Và những gì xảy ra sau đó có lẽ thật khó mà hình dung với cả những người giàu trí tưởng tượng nhất.
Thương nhân "bất đắc dĩ"
Lượng người truy cập blog I Can Has Cheezburger do Nakagawa và bạn của anh có nickname Tofburger đồng sở hữu đã tăng gấp đôi mỗi tháng: Hồi tháng 3/2007 là 370.000 lượt ghé thăm, tháng 4 là 750.000, tháng 5 là 1,5 triệu. Hiện tại, mỗi ngày số lượt người đọc blog lại tăng thêm 500.000 với khoảng 100- 200 nghìn khách riêng lẻ.
Gói quảng cáo rẻ nhất trên blog của Nakagawa là 500 USD/tuần, và đắt nhất là gần 4.000 USD. Nakagawa, một thương nhân "bất đắc dĩ", nhận ra lĩnh vực kinh doanh thành đạt của mình. Và anh quyết định từ bỏ công việc lập trình vào cuối tháng 5/2007.
Câu chuyện của blog Cheezburger khác so với phần lớn các thành viên của blogosphere (cộng đồng weblog và website cá nhân) ở chỗ thời gian giữa việc ra mắt blog và đạt được mức người đọc khổng lồ là vô cùng ngắn ngủi. Nhưng nhiều blogger đình đám cũng đã có những khởi đầu tương tự với ý tưởng thật đơn giản như thế.
Dĩ nhiên, hầu hết các blog đều tồn tại một cách mờ nhạt, không tiếng tăm và được "một nhúm" người biết đến. Chẳng mấy blogger dám mơ đến "tầm" của Cheezburger. Vậy điều gì ở Cheezburger đã khiến nó vượt trội khỏi đám đông?
Sự hấp dẫn ban đầu của blog có thể là một sự may mắn, nhưng những bước phát triển về sau là một phần của những thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ để giúp trả lời câu hỏi đó. Nakagawa và người bạn của mình đã liên tục điều chỉnh blog để xem điều gì thu hút độc giả và điều gì khiến họ lạnh nhạt.
"Về cơ bản, chúng tôi đã tạo ra một sân chơi nơi mọi người có thể đến để chơi, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng mang lại những trò chơi mới," Nakagawa nói.
Tạo dựng cộng đồng
Nakagawa luôn cố gắng đăng bài mới vào những thời gian mà mọi người có thể rảnh rỗi nhất để đọc: vào buổi sáng, trong giờ ăn trưa, hoặc buổi tối. Ban đầu, khi Nakagawa thấy trang web đã có 1.000 lượt người đọc mỗi ngày, anh bổ sung thêm công cụ cho phép khách ghé thăm bình bầu mỗi bài viết của anh theo tỉ lệ từ 1 đến 5 chiếc xúc xích bơ. Nhờ đó mà con số 1.000 đã được nhân đôi.
Độc giả không chỉ bình bầu hoặc viết bình luận cho bài viết. Họ còn tự viết bài. Cheezburger lại cho phép độc giả gửi hình, viết những lời chú thích thú vị. Nakagawa đã tạo một công cụ để độc giả có thể lựa chọn một bức hình làm sẵn hoặc tải hình của họ, bổ sung và chọn vị trí cho lời chú thích, chọn kiểu chữ, và gửi một sản phẩm trọn vẹn. Bất kỳ ai ghé qua cũng đều có thể bình chọn các sản phẩm này, và sản phẩm được yêu thích nhất sẽ được chuyển lên trang chính. Chức năng này giúp Nakagawa không phải tìm những lời chú thích độc đáo, thú vị, và còn tạo được mối liên kết lâu dài với độc giả.
Loại tương tác đó đã giúp I Can Has Cheezburger trở thành một cộng đồng. Một bài viết của một người sẽ kích thích người khác viết tiếp, tạo thành một câu chuyện.
Trò đùa "bạc tỉ"
Ý tưởng tạo lập một cộng đồng xung quanh nội dung do người dùng cung cấp đã duy trì sự sống của một số blog hàng đầu, và hầu hết các chủ nhân blog này đều đề cao ý tưởng của cộng đồng hơn là nhằm kiếm tiền.
Đối với Heather Cocks và Jessica Morgan, những người đã đả kích mạnh mẽ kiểu thời trang của các ngôi sao trên blog của mình là Go Fug Yourself, việc họ cho đặt quảng cáo trên blog và giúp họ có thu nhập vẫn không làm thay đổi những gì họ đặt ra từ ngày đầu: Để vui đùa. "Ban đầu nó là một trò đùa đơn thuần và mãi về sau này, tôi vẫn nghĩ đó là một trò đùa" - Cocks nói
( Theo BusinessWeek)